Tại hạ nữ thuật sư - Chương 2
- Trang chủ
- Tại hạ nữ thuật sư
- Chương 2 - Đôi mắt của tôi không bình thường
Chương 2: Đôi mắt của tôi không bình thường
Bách Chu đi đến trước gương, phát hiện trên đầu mình cũng có một thanh máu, lúc này đã đầy và trên đó còn có tên của cô, con số 30, phía sau còn có dấu [+] màu xám tro.
Ơ?
Sao lại không giống của chú Cửu?
Cô bối rối.
Kẻ muốn giết cô, rốt cuộc là ai?
Hắn từng nói cô là một người xui xẻo mà lại muốn gả vào gia đình hào môn, cho nên mới đáng chết.
Cô không khỏi nhớ đến vị hôn phu kia của mình.
Không sai, cô có một vị hôn phu, nghe nói đối phương vừa có tiền vừa có quyền. Là một thiếu gia nhà giàu, lúc năm tuổi mắc một cơn bạo bệnh gần như sắp chết, bệnh viện đã gửi giấy báo bệnh cận tử để người nhà sắp xếp hậu sự.
Trong lúc tuyệt vọng thì người nhà của cậu đã tìm đến một vị đại sư và vị đại sư đó nói rằng cậu chỉ có 5 năm tuổi thọ. Nếu như muốn nghịch thiên cải mệnh thì chỉ có thể tìm một cô bé có bát tự kì lạ rồi kết hôn với cô bé ấy.
Không biết như thế nào mà gia đình đó đã tìm đến cô, nói là muốn đính hôn.
Lúc đó cô mới 1 tuổi, nhưng mà ông nội lại đồng ý, cứ như vậy mà cô đã có một vị hôn phu.
Kỳ lạ thay, ngay đêm lễ đính hôn kết thúc, bệnh tình của thiếu gia nhà giàu kia bỗng chuyển biến tốt, vốn dĩ phải chết nhưng không đến 1 tháng đã khỏi bệnh.
Cô vẫn luôn biết chuyện này nhưng từ sau khi đính hôn thì gia đình đó chẳng thèm đến gặp cô lần nào nữa. Ông nội cũng không nhắc lại, cô nghĩ đó chỉ là một trò đùa không cho là thật.
Chuyện này giống như trò chơi cô dâu chú rể của trẻ con, vậy mà lại hại cô phải trả giá bằng cả tính mạng!
Lẽ nào gia đình đó không thích nhà cô mở cửa hàng bán vải liệm, cho nên đã cử người đến giết cô diệt khẩu chăng?
Không đúng, hôn ước thôi mà huỷ hôn là được, đâu cần làm những việc phi pháp như vậy?
Theo lý thì, cô nên báo cảnh sát.
Nhưng khi cảnh sát đến thì cô sẽ nói gì?
Nói là cô đã bị giết rồi sống lại, còn có thể nhìn thấy thanh máu của người khác sao?
Rất có thể cảnh sát sẽ tống cổ cô vào bệnh viện tâm thần ngay lập tức.
Thôi quên đi, cô nên tìm thời gian thích hợp để huỷ bỏ hôn ước, bị giết vì một người đàn ông chưa từng gặp mặt, thật là mệt mỏi.
Chỉ là…..
Cô nhìn cửa hàng toàn là máu, dọn dẹp đến khi nào mới xong đây?
Đợi đến khi cô dọn dẹp xong, trời cũng đã sáng rồi, cửa tiệm bán quan tài, nhang và tiền giấy bên cạnh đã mở cửa nhưng kinh doanh cũng rất được.
Chỉ có cửa tiệm vải liệm của nhà Bách Chu rất ít khách, có thể giăng lưới bắt chim cũng được.
Đối diện cách đó không xa cũng mới mở một cửa hàng bán vải liệm, cửa tiệm nhà đó trang hoàng rất đẹp, bên trong có nhiều kiểu dáng vải liệm hơn nữa giá tiền cũng rất rẻ, nhanh chóng cướp đi 80% việc buôn bán của nhà cô.
Nhưng ông nội vẫn luôn kiên trì với việc chế tác thủ công, mỗi lần cầm lấy chai rượu, uống đến say bí tỉ vẫn luôn miệng nói, người xưa tin rằng người chết là vĩ đại nhất và người quá cố sẽ được mặc những bộ quần áo tốt nhất, nhưng bây giờ chỉ tùy tiện tìm vài mảnh vải rồi quấn lại.
Bách Chu nhìn vào số dư trong tài khoản ngân hàng, chưa đến 1 nghìn nhân dân tệ.
Vẫn nên cho thuê lại cửa tiệm này, thu tiền thuê nhà cũng là một ý hay.
Ý tưởng này chợt nảy ra trong đầu thì điện thoại đột nhiên reo lên.
Cô nghi hoặc bắt máy, bên trong truyền đến giọng một người đàn ông, hung hăng nói: “Đây có phải là cửa hàng vải liệm An Lạc không? Hàng đã đặt hơn một tháng trước rồi mà sao vẫn chưa đến khâm liệm? Mẹ tôi sắp không chịu nổi rồi, nếu cô vẫn không làm xong trước tối nay thì trả tiền lại cho tôi, còn không tôi đập nát cửa tiệm nhà cô!”
Bách Chu sững sờ.
Cô mở sổ sách của ông nội ra, quả nhiên bên trong có một đơn hàng vẫn chưa được hoàn thành, đối phương họ Lý, đặt một tấm vải liệm một trăm chữ “thọ” , thời gian giao hàng là một tuần trước.
Kiểm tra ngày đặt hàng, chính là ngày ông nội qua đời, Bách Chu có chút buồn bực.
Đây là đơn hàng cuối cùng ông nội, cô phải giúp ông hoàn thành nó bằng mọi giá.
Cô mở cửa nhà kho, tìm thấy một cuộn vải lụa, bên trên có một trăm chữ “thọ” tạo nên hoa văn tinh tế tuyệt đẹp.
Những loại vải này đều là do ông cô thiết kế, được sản xuất tại công xưởng và mặt trên của vài là 100 chữ “thọ”, không chữ nào giống chữ nào.
Những tấm vải liệm này có giá không hề rẻ, làm ra một cuộn phải mất mấy ngàn tệ, mà ông nội lại không mở rộng tệp khách hàng, cho nên mới không dễ gì mà một tháng bán được một cuộn.
Theo phong tục địa phương, người già ốm đau lâu ngày sẽ sẽ được chuẩn bị tang lễ từ trước, việc tạo nên vải liệm cũng được coi trọng.
Đầu tiên vải liệm không được dùng da thú để làm nếu không kiếp sau đầu thai thành súc sinh, số lượng quần áo cũng cần được chú trọng, kỵ song hỷ đi đơn, miễn hung sự đi đôi, nói chung phải có “Ngũ lĩnh tam yêu”, 5 cái áo, 3 cái quần.
Người Hoa Hạ (*) “coi cái chết là sự sống”, nghĩa là đối xử với người chết như thể họ còn sống, vì vậy kiểu dáng của vải liệm cũng giống như kiểu dáng quần áo của người sống, thời cổ đại, nếu người chết là quan chức hoặc có lệnh vua, thì được mặc quan phục lúc hạ táng, chỉ cần bạn có tiền, là có thể mặc quan phục lên đường, đây cũng là lý do vì sao các cương thi trong phim đều mặc quan phục thời nhà Thanh.
Nhà họ Lý đã đặt vải liệm theo kiểu Trung quốc, Bách Chu chọn phần thân trên màu xanh lam, phần thân dưới làm từ vải màu nâu, trên đó có hoa văn ngũ phúc và trường thọ.
Theo đúng quy định, mặt trong của thân trên phải dùng vải màu đỏ, ngụ ý thế hệ sau này sẽ thịnh vượng, không được để lộ cổ tay của người đã khuất, nếu không con cháu sau này phải chìa tay xin ăn, phần thân trên không được sử dụng cúc áo mà phải buộc dây, nếu không con cháu sẽ trở thành “nghịch tử”.
Từ lúc còn nhỏ ông đã luôn nói những điều này với cô, đã khắc sâu trong lòng cô.
Thời gian gấp rút, đợi đến khi hoàn thành cả bộ quần áo thì trời cũng đã tối, có điều lạ là cô không cảm thấy mệt mỏi, mà còn tràn đầy sức sống.
Lẽ nào là do 30 điểm trên thanh máu của mình sao?
(*)Người Hoa Hạ là người TQ xưa, ở đây ý muốn nói tư tưởng xưa coi trọng cái chết là tất cả, coi cái chết và vĩ đại nhất